Hiện này, kinh tế đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa hiện đại hóa nên việc vận chuyển hàng hóa hay đi lại bằng đường hàng không cũng phát triển và được sử dụng rộng rãi nhiều hơn. Vận chuyển hàng không cũng có những đặc điểm khác biệt riêng mà các loại hình vận tải khác không có, với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì vậy, vận chuyển hàng không này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàng, chẳng hạn như: Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh; Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô); Dược phẩm; Những món đồ giá trị (vàng, kim cương); Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi); Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang) cho nên khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không gặp rất nhiều khó khăn, hay gặp phải những khúc mắc khó giải quyết, hồ sơ không biết chuẩn bị những gì? Thủ tục thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không như thế nào? Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh vận tải hàng không?
Nắm bắt được những vấn đề nan giải đó công ty Luật Việt Phú sẽ chia sẻ một số thông tin về mã ngành nghề, điều kiện vận tải hàng không cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không
Tóm tắt nội dung
Ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không bao gồm các nhóm mã ngành như sau:
Điều kiện để được Cấp giấy chứng nhận kinh doanh vận tải hàng không bao gồm:
Quy trình thực hiện thủ tục và hồ sơ chuẩn bị thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không bao gồm các bước sau:
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải của công ty Luật Việt Phú:
Ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không bao gồm các nhóm mã ngành như sau:
Nhóm ngành nghề: 511 – 5110: Vận tải hành khách hàng không
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay thường lệ và không thường lệ;
– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê;
– Vận tải hành khách các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.
Nhóm này cũng gồm:
– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách;
– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.
51101: Vận tải hành khách hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng đường không các chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định
51109: Vận tải hành khách hàng không loại khác
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách các chuyến bay chở thuê với các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng, các chuyến bay ngắm cảnh, thăm quan.
Nhóm này cũng gồm:
– Cho thuê máy bay có người lái để vận tải hành khách.
– Hoạt động hàng không như: Vận tải hành khách của các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.
Nhóm ngành nghề: 512 – 5120: Vận tải hàng hóa hàng không
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay thường lệ hoặc không thường lệ;
– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay không theo lịch trình;
– Phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.
Nhóm này cũng gồm: Thuê máy bay có người lái để vận tải hàng hóa.
51201: Vận tải hàng hóa hàng không theo tuyến và lịch trình cố định
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa bằng đường không các chuyến bay theo lịch trình và tuyến thường xuyên, cố định.
51209: Vận tải hàng hóa hàng không loại khác
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa tới các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng
5223: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa hàng không như:
– Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại ga hàng không;
– Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không lưu;
– Hoạt động dịch vụ mặt đất ở sân bay…
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động cứu hoả và phòng chống cháy nổ tại sân bay.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không);
– Hoạt động của các trường đào tạo phi công và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân vào đâu).
52231: Dịch vụ điều hành bay
Nhóm này bao gồm: Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không lưu.
52232: Dịch vụ điều hành hoạt động cảng hàng không
Nhóm này bao gồm:
– Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại cảng hàng không.
– Hoạt động dịch vụ mặt đất cảng hàng không.
52239: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải hàng không
Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng hàng không như: hoạt động cứu hoả và phòng chống cháy nổ tại sân bay.
Loại trừ:
– Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không);
– Hoạt động của các trường đào tạo phi công và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân vào đâu).
Điều kiện để được Cấp giấy chứng nhận kinh doanh vận tải hàng không bao gồm:
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
+ Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
+Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
+ Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
+ Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 nêu trên và các điều kiện sau:
+Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và không quá 1/3 tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.
+Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ;
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Quy trình thực hiện thủ tục và hồ sơ chuẩn bị thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không
+Bản thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không
+Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ thông tin:
-Họ tên, giấy xác nhận nhân thân của thành viên hãng hàng không, cổ đông hay người đại diện ủy quyền
-Ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
-Địa chỉ, trụ sở chính
+Bản thảo điều lệ hoạt động công ty có đầy đủ chữ ký của thành viên, cổ đông hoặc người đại diện ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không tại Sở kế hoạch đầu tư
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh vận hàng không.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký giấy phép kinh doanh bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải hàng không.
– Nhận kết quả theo ngày trả trên phiếu hẹn
– Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.