Luật Việt Phú cung cấp dịch vụ làm giấy phép Dịch vụ vận chuyển Door to door
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Door to door
• Lấy hàng tận nơi giao hàng tận tay không phải làm gì thêm
• Không có quy định giới hạn về việc bao nhiêu ngày thì hàng tới hoặc địa điểm giao hàng ở đâu, mọi vấn đề đều do việc thỏa thuận giữa quý khách và phía bên công ty.
• Hàng hóa được an toàn tuyệt đối so với các dich vụ gửi hàng giá rẻ hiện nay.
• Thời gian có thể cực kì ngắn tùy theo yêu cầu của khách hàng
• Có đầy đủ chính sách trả hàng lại còn y nguyên khi phía bên đầu nhận là địa chỉ ảo hoặc có trục trặc.
• Tiết kiệm thời gian và sức lực của khách hàng rất nhiều. • Chi phí chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn nhiều.
Các bước để gửi hàng Door to Door
• Liên hệ đơn vị vận tải để được tư vấn và thống nhất lựa chọn phương án vận chuyển và chi phí.
• Xác nhận thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên (giấy xác nhận, hợp đồng).
• Đơn vị vận tải tiếp nhận hàng tận nơi từ người yêu cầu gửi.
• Đóng gói bao bì.
• Vận chuyển và lưu kho.
• Bóc dỡ, chuyển hàng lên tàu.
• Chuyển hàng đến kho người nhận
Chúng tôi nhận hàng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả khi có yêu cầu của khách hàng. Thủ tục đơn giản nhanh gọn đảm bào sự hài lòng của quý khách, dịch vụ kho bãi, đóng gói, vận chuyển cẩn thận, an toàn, chuyên nghiệp.
Thủ tục làm giấy phép kinh doanh vận tải
Kinh doanh vận tải là dịch vụ quá phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh vận tải không đăng kí và không khai báo với cơ quan chức năng cũng diễn ra phổ biến. Tất nhiên điều này là trái với quy định của pháp luật. Nên nếu bạn đang có ý định kinh doanh vận tải và cần tư vấn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa? Vậy đừng bỏ qua các thông tin dưới đây nhé. Sẽ rất hữu ích với bạn đấy!
I/ Thế nào là kinh doanh vận tải?
Trước khi tiến hành tìm hiểu về giấy phép kinh doanh vận tải, bạn nên hiểu rõ về lĩnh vực này. Cụ thể điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, hành khách trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy… để sinh lợi. Kinh doanh vận tải bao gồm kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp”.
Trong đó:
– Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
– Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thực hiện thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
II/ Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh vận tải
Điều kiện chung để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đó là :
– Phải tiến hành đăng ký kinh doanh.
– Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định
– Người điều hành hoạt động kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải ít nhất là 03 năm;
– Có nơi đỗ xe theo quy định, bảo đảm số lượng, chất lượng cũng như niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh
– Có đủ số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp khi thuê xe.
– Trường hợp phương tiện vận tải đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã thì phải có cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
– Ngoài ra, nếu doanh nghiệp vận tải hàng hóa thì cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Đơn vị kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh vận tải phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP
+ Từ ngày 01/07/2017, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container; sử dụng xe đầu kéo romooc, sơmi romooc, xe oto vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly lớn hơn 300km phải đảm bảo số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương: ít nhất 05 xe; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định: Từ 03 xe trở lên.
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: ít nhất là 10 xe;
– Cần tiến hành đăng ký ngành nghề
+ Ngành nghề vận tải hàng hóa, hành khách thông thường. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách thông thường, bạn lựa chọn mã ngành phù hợp trong khoảng từ mã 4911 đến mã 5120.
+ Ngành nghề vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế: Ngành nghề vận tải đa phương thức nội địa và quốc tế tương ứng với hai loại giấy phép độc lập đó là: Giấy phép vận tải đa phương thức nội địa và Giấy phép vận tải đa phương thức quốc tế. Tùy theo loại giấy phép con bạn cần xin mà cần phải ghi nhận chi tiết nội dung này trong mã ngành 8299 khi đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa.
III/ Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải
1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
+ Phương án kinh doanh;
+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Đối với cơ sở kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ cần nộp thêm văn bản quy định chức năng, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.
2. Đối với hộ kinh doanh cá thể:
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa;
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất để đỗ xe;
+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe , giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe theo đúng quy định của bộ giao thông vận tải.
IV/ Hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh vận tải theo đúng quy định
Sau khi tiến hành đăng ký kinh doanh thành công, bạn mới có thể thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh này bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
– Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
>>>Sở Giao thông vận tải nơi công ty đặt trụ sở chính sẽ tiếp nhận và cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.
V/ Dịch vụ đăng ký xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Luật Việt Phú
Nếu bạn không có thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa, hãy liên hệ với Luật Việt Phú để sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói của chúng tôi. Luật Việt Phú cam kết:
+ Tư vấn các vấn đề cần thiết trước khi đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa
+ Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ
+ Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa tại cơ quan thẩm quyền
+ Theo dõi, nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
+ Tư vấn sau đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa.
– Đến Luật Việt Phú bạn không chỉ được tư vấn miễn phí mà còn được hướng dẫn tận tình mọi thủ tục, vấn đề liên quan đến xin giấy phép. Việc tư vấn sẽ do những luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, am hiểu pháp lý trực tiếp tiến hành.